1. Mở khẩu là gì và Khép khẩu là gì?
Thực ra tự bản thân từ ngữ đã nói lên ý nghĩa của nó: mở khẩu tức là mở rộng “miệng ống kính” và cho nhiều ánh sáng vào máy ảnh hơn. Còn khép khẩu thì làm “miệng ống kính” bớt rộng lại, nghĩa là sẽ cho ít ánh sáng vào máy ảnh hơn. Nói một cách khó hiểu, trị số f tỉ lệ nghịch với lượng ánh sáng vào máy ảnh, f càng nhỏ thì lượng ánh sáng vào càng nhiều và ngược lại. Cho nên có thể hiểu, mở khẩu là làm nhỏ trị số f, và khép khẩu là làm lớn trị số f. Còn làm lớn hay nhỏ f bằng cách nào thì tùy thuộc vào dòng máy sẽ có các nút, phím tùy chỉnh khác nhau, cái này thì bạn xem HDSD của máy là ra.
2. Khép khẩu và mở khẩu khi nào?
Đó là tùy thuộc vào đối tượng chụp và ý đồ chụp của ta. Ví dụ vài trường hợp như sau:
☆Mở khẩu:
- Khi trường hợp môi trường chụp thiếu sáng, cần nhiều ánh sáng vào máy ảnh hơn, mở lớn nhất có thể tùy ống kính, có thể là f2.8, f2 hay f1.4...
- Khi chụp chân dung, chỉ cần người mẫu (chủ thể) nét còn vùng trước và sau chủ thể thì mờ đi, thông thường là f2.8.
- Khi chụp close-up với ống Normal (tiêu cự 35 hoặc 50), thông thường để khẩu lớn nhất, tức là trị số f nhỏ nhất.
- Khi cần chụp những bức hình có hiệu ứng bokeh đặc thù khi mở khẩu (tròn, bong bóng, vảy cá...) từ ống kính.
![]() |
Meyer-Optik Görlitz Lydith 30mm F3.5 @ F3.5 © Ngoc Huy Photography |
☆Khép khẩu
- Khi chụp phong cảnh, cần ảnh nét từ gần tới xa, thông thường để từ f8 đến f22 (hoặc f32 tùy ống kính)
- Khi chụp ảnh phơi sáng, cần hạn chế ánh sáng vào máy ảnh để thời gian chụp được lâu hơn, thông thường để từ f16 trở đi.
- Khi chụp close-up với ống tele, thông thường để f8.
- Khi cần chụp những bức hình có hiệu ứng bokeh đặc thù khi khép khẩu (phi tiêu, sao, vuông, lục giác, ngũ giác, tam giác...) từ ống kính.
- Cần lấy nhiều chi tiết nét hơn,
![]() |
Industar-61 L/Z 50mm F2.8 @ F4 © Ngoc Huy Photography |
Nguồn: Huongthaophoto